Các yếu tố cần được xem xét khi chọn màu sắc cho văn phòng

Các yếu tố cần được xem xét khi chọn màu sắc cho văn phòng

25/03/2021 0 Thúy Hằng 283

Theo các chuyên gia tâm lý, yếu tố màu sắc có mối quan hệ rất mật thiết với tâm lý. Trên cơ sở này, để tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả; chúng ta phải biết cách thiết kế và trang trí màu sắc cho phù hợp. Khi sử dụng màu sắc trong công việc trang trí; chúng ta phải hiểu rằng chúng ta đang sử dụng đèn chiếu sáng; bởi vì ánh sáng có nhiều màu sắc và mỗi màu có một tần số khác nhau. Màu sắc được sử dụng trong phòng sẽ bị ảnh hưởng; bởi ánh sáng tự nhiên và ánh sáng phụ mà chúng ta sử dụng.

Vật liệu cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chung của văn phòng. Ghế bọc và rèm tối màu là âm, bề mặt cứng và mịn và bề mặt kim loại mảnh là dương. Các vật liệu chúng ta sử dụng để trang trí và tạo sự thoải mái trong phòng; có thể hấp thụ hoặc phát tán ánh sáng, và màu sắc của chúng ảnh hưởng đến năng lượng trong văn phòng.

Cùng chúng tôi khám phá và chọn màu sắc cho văn phòng của bạn thông qua bài viết dưới đây. Hy vọng những thông tin về màu sắc phong thủy văn phòng được chia sẻ hữu ích với mọi người.

Khái niệm về màu sắc

Màu sắc là sự dao động sóng và cho dù vô thức hay có ý thức; chúng ta ai cũng có phản ứng đối với chúng. Trong phòng làm việc cá nhân, ta có thể lựa chọn màu sắc tường và sàn nhà theo sở thích; để tạo cảm giác thoải mái nhất. Tuy nhiên, ở những văn phòng chung, màu trung tính là thích hợp nhất.

Yếu tố màu sắc

Màu sắc có thể biểu hiện qua các vật dụng trang bị trong văn phòng; và các đồ dùng khác như họa phẩm, hộp lưu trữ và nệm bọc bàn ghế. Tác động tâm lý của màu sắc nhiều vô số, nhưng ta có thể áp dụng dựa trên một số chỉ dẫn của các chuyên gia về Phong Thủy.

Thông thường, văn phòng mang tính dương, và các màu dương tính như đỏ, tím, cam, vàng; tăng cường năng lượng dương của văn phòng. Các màu âm như lục, lam và đen sẽ tạo ra cảm giác ít sôi động hơn. Màu sắc ở những khu vực công cộng nên chọn màu trung hòa; cộng với những màu mang dụng ý nhấn mạnh tính chất hoạt động của công ty; hoặc là màu của logo công ty nếu đó là màu sắc đã được nhiều người biết tới.

Yếu tố công việc

Nên căn cứ vào tính chất công việc để chọn màu sơn phù hợp cho văn phòng. Nếu nhân viên làm việc thiên về lĩnh vực nghiên cứu khoa học; hoặc các công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ thì nên dùng màu xanh nhạt. Nếu nhân viên hoạt động ở các lĩnh vực sáng tạo, thiết kế; thì nên trang trí phòng bằng gam màu sáng, sinh động.

Tiêu chí diện tích văn phòng

Những văn phòng làm việc kiểu cũ có diện tích không lớn nhưng phòng thường rất cao nên dễ nảy sinh cảm giác trống trải. Trong khi đó, phòng làm việc kiểu mới thì diện tích lớn nhưng lại thấp và có nhiều người. Do vậy, không gian chật hẹp gây cảm giác ức chế. Để điều tiết cảm giác khó chịu đó, việc lựa chọn màu sắc là một giải pháp thông minh.

diện tích văn phòng

Đối với văn phòng kiểu cũ đều sử dụng những bức tường gỗ với tông màu đậm. Đây là màu sắc chấn áp tinh thần. Vì vậy, tường nhà nên dùng gam màu sáng kết hợp màu đậm cho nền nhà. Như vậy tránh được tình trạng “đầu nặng chân nhẹ” và mang lại không gian làm việc thoải mái cho nhân viên.

Đối với văn phòng làm việc hiện đại, màu xám giữ vai trò chủ đạo, tạo cảm giác rộng rãi, thoáng mát. Những bức tường màu xanh lá cây hay xanh da trời nhạt đều rất thích hợp.

Lưu ý, tránh sử dụng màu vàng nơi làm việc vì dễ gây cảm giác buồn ngủ. Mặt khác, khi có bụi bẩn thì càng lộ rõ.

Yếu tố ánh sáng

Văn phòng có đầy đủ ánh sáng tự nhiên là điều kiện lý tưởng. Nguồn ánh sáng này luôn mang lại cho người làm việc sự vui vẻ, sảng khoái. Với những nơi không có đủ ánh sáng tự nhiên, phòng luôn ẩm thấp, lạnh lẽo.

Để không gian phòng ấm hơn nên sơn tường bằng màu hồng. Ngoài ra, có thể sử dụng màu sắc có chức năng phản quang để không gây ảnh hưởng đến thị lực của nhân viên. Như thế sẽ đảm bảo hiệu quả công việc.

Yếu tố ánh sáng

Yếu tố môi trường làm việc

Ở nhiều công ty, phòng họp và phòng làm việc có mô hình khá giống nhau. Một số phòng họp được thiết kế giống như phòng lãnh đạo. Điều này tạo cho nhân viên và cấp lãnh đạo cảm giác thân thiện, gần gũi. Từ đó, mọi người tham gia cuộc họp đều cảm thấy bình đẳng, đóng góp ý kiến nhiệt tình.

 Nguồn: Cafeland.vn