Đặc trưng của kiến trúc cổ điển trên thế giới
Phong cách kiến trúc cổ điển đã ra đời từ rất lâu. Nó được hình thành từ phong cách kiến trúc của Hy Lạp và La Mã từ thời cổ đại. Thiết kế kiến trúc này dựa trên chuẩn mực và quy tắc tạo hình nghiêm ngặt. Cách sắp xếp và bài trí cần đối. Thiết kế rất cầu kỳ, tỉ mỉ, hoàng gia. Và ít chú trọng đến màu sắc. Hầu hết các mẫu thiết kế cổ điển đều phải tuân theo những quy tắc và đặc trưng nghiêm ngặt.
Các quy tắc và đặc trưng này cần được tuân thủ theo tuyệt đối để tránh làm sai lệch phong cách. Các công trình mang phong cách kiến trúc cổ điển đều phải tuân theo tỉ lệ vàng. Nhằm tạo nên nét đẹp hoàn hảo và thẩm mỹ nhất cho công trình. Đặc biệt là phần bố cục kiến trúc luôn phải làm đúng theo nguyên tắc và tỉ lệ. Bạn có thể thấy rõ được các đặc trưng này thông qua việc quan sát các công trình thực tế.
Nó luôn phải được thiết kế đối xứng thông qua trục giữa. Điều này tạo nên sự hài hòa, cân đối và cực kỳ đẳng cấp cho công trình. Hãy cùng tham khảo ngay một số đặc trưng tiêu biểu ngay bên dưới nhé.
Mục lục
Tính đối xứng và hệ thức cột
Những chi tiết, bộ phận của kiến trúc cổ điển thường được bố trí đối xứng thông qua một trục giữa. Cách bố cục này khiến cho công trình kiến trúc nhà trở nên hài hòa, đầy đặn và sang trọng hơn rất nhiều. Chính bởi vậy, dù lối bố cục đó không còn mới. Nhưng vẫn được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay.
Một trong những đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc cổ điển nữa là việc sử dụng hệ cột. Trong đó phổ biến sử dụng thức Doric, thức Ionic và thức Corinth. Những thức cột này hướng tới vẻ đẹp hoàn mỹ như trong thần thoại của nhân loại. Việc sử dụng những thức cột này khiến cho công trình kiến trúc cổ điển trở nên sang trọng hơn.
Trang trí cầu kỳ và sử dụng màu sắc trung tính
Đặc trưng của phong cách kiến trúc cổ điển là sự tỉ mỉ trong từng đường nét, sử dụng phù được trạm khắc tinh vi để trang trí, làm đẹp. Những bức phù điêu kết hợp với nhau tạo nên vẻ đẹp hoa lệ, sang quý cho công trình. Không thể bắt gặp những đường nét thẳng vuông vức hay phá cách trong lối kiến trúc này. Mà đó là những đường nét uốn lượn mềm mại, đường bo cong tinh tế mang lại cảm giác thật mềm mại, dễ chịu vô cùng.
Thiết kế cổ điển ưu tiên những màu sắc mang tính tự nhiên như màu xám, vàng, trắng, màu nâu trầm của gỗ. Các chi tiết chạm trổ ánh vàng trên nền màu trắng trở nên lộng lẫy và lung linh hơn. Màu nâu trầm của các chi tiết gỗ tạo cảm giác hoài cổ và sâu lắng. Có thể nói màu sắc không tạo ra điểm nhấn. Mà chính nó làm nền cho các chi tiết cầu kỳ, ti mỉ thể hiện vẻ đẹp hoàn mĩ của mình.
Sự bề thế
Một điểm nữa mà ta không thể không nhắc tới khi nói về mẫu thiết kế kiến trúc cổ điển chính là quy mô lớn. Để thể hiện được uy nghi, sự sang mỹ của phong cách kiến trúc. Diện tích, quy mô của công trình phải tương xứng. Diện tích của công trình phải lớn, phải hoành tráng. Thì mọi điểm ưu việt của phong cách kiến trúc mới được thể hiện một cách đầy đủ và chính xác. Chỉ có quy mô, diện tích lớn thì công trình mới có thể bộc lộ tốt nhất vẻ đẹp của nó.
Phạm vị của phong cách kiến trúc cổ điển
Phong cách kiến trúc cổ điển thống trị phong cách kiến trúc của phương Tây trong khoảng thời gian rất dài. Nhìn chung là từ thời kỳ Phục hưng cho đến khi xuất hiện kiểu Kiến trúc Hiện đại. Điều đó có nghĩa là, kiến trúc cổ điển ít nhất trên lý thuyết được coi là nguồn cảm hứng chính cho những phong cách kiến trúc ở phương Tây trong phần lớn lịch sử cận đại.
Mặc dù vậy, vì những cách giải thích tự do, cá nhân hoặc đa dạng về lý thuyết về di sản cổ xưa, chủ nghĩa cổ điển bao trùm một loạt các phong cách. Một số thậm chí còn có thể nói đến sự tham khảo chéo. Chẳng hạn như kiến trúc Neo-Palladian, lấy cảm hứng từ các tác phẩm của thời Phục hưng Ý kiến trúc sư Andrea Palladio. Người đã lấy cảm hứng từ kiến trúc La Mã cổ đại. Hơn nữa, thậm chí có thể lập luận (như đã lưu ý ở trên) rằng các phong cách kiến trúc thường không được coi là cổ điển, như Gothic, có thể chúng có chứa các yếu tố cổ điển.
Do đó, để mô tả đơn giản về phạm vi của kiến trúc cổ điển là khá khó. Đặc tính của kiến trúc cổ điển được định nghĩa ít nhiều vẫn có thể xác định dựa trên kiến trúc Hy Lạp hoặc La Mã cổ đại làm gốc. Và các quy tắc hoặc lý thuyết kiến trúc bắt nguồn từ các kiểu kiến trúc đó.
Nguồn: Achi.vn