Giải pháp nâng nền nhà cơ bản để tránh bị sụt lún

Giải pháp nâng nền nhà cơ bản để tránh bị sụt lún

23/03/2021 0 Trần Hiền 265

Nền nhà xuống cấp, lún sụt hay thấp hơn mặt đường là hiện tượng khá phổ biến ở những công trình cũ, gây ra nhiều phiền phức, bất tiện trong sinh hoạt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Cải tạo nâng nền nhà được coi là giải pháp “cứu cánh” cho các gia chủ đang gặp phải tình trạng này. Nâng nền nhà lên cao giúp cải thiện tình trạng ngôi nhà, tránh những rủi ro hoặc những nguy hiểm không đáng có.

Nền nhà bị hỏng và cần được sửa chữa, thay thế là vấn đề thường gặp đối với những ngôi nhà cũ có thâm niên sử dụng lâu năm, hoặc do các tác động khác từ bên ngoài như thời tiết, con người… Để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như an toàn để tiếp tục sử dụng, nền nhà cần được sửa chữa, thay mới. Đầu tiên, bạn cần biết nền nhà bị hỏng, nứt do nguyên nhân nào? Bài viết này sẽ đề cập đến 3 nguyên nhân thường gặp nhất và cách khắc phục chúng.

Cải tạo nâng nền nhà là gì?

Cải tạo nâng nền nhà là biện pháp kỹ thuật rất phổ biến trong sửa chữa nhà cũ, được thực hiện bằng cách đắp thêm các vật liệu như cát, đá,… để nâng chiều cao của nền nhà trong trường hợp nền bị xuống cấp hoặc không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Khi nào cần cải tạo nâng nền nhà?

Những ngôi nhà đã được xây từ nhiều năm trước, qua thời gian và quá trình sử dụng; thường khó tránh tình trạng nền nhà xuống cấp, lún sụt. Trong quá trình xây nhà, thi công nền không chắc chắn; hoặc bị sai về kết cấu cũng góp phần khiến nền nhà nhanh lún sụt hơn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà; mà còn tác động lớn đến sinh hoạt và an toàn của người sống trong nhà.

Khi nào cần cải tạo nâng nền nhà?

Bên cạnh đó, ở những nơi thực hiện nâng cấp, sửa chữa đường để cải thiện giao thông; chống ngập lụt, đường được nâng cao hơn nền nhà dân; biến tầng trệt của ngôi nhà thành tầng bán hầm. Khi nền nhà thấp hơn mặt đường, người ở sẽ phải chịu nhiều tác động xấu từ môi trường bên ngoài; như bụi, bùn đất, nước mưa, rác thải tràn vào nhà, ngập lụt làm hư hỏng đồ đạc; gây nhiều bất tiện, khó khăn trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài các trường hợp nâng nền để khắc phục sự cố, nhiều gia chủ sống ở những khu vực trũng; dễ xảy ra ngập lụt cũng chủ động cải tạo nâng nền nhà để phòng ngừa trước rủi ro. Thậm chí, nhiều người còn muốn điều chỉnh độ cao nền nhà; để phù hợp với phong thủy, đón tài lộc vào nhà.

Nền nhà sụt lún là điều kiện cần

Nền nhà thấp hơn mặt đường hiện nay không còn là hiện tượng hiếm gặp. Rất nhiều ngôi nhà ban đầu vẫn đạt quy chuẩn cao hơn mặt đường từ 10 – 20cm, tuy nhiên sau một thời gian sử dụng bị sụt, lún hoặc sau khi làm lại đường thành ra thấp hơn mặt đường, gây nên ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống sinh hoạt của gia chủ. Trong các trường hợp này, nâng nền nhà là một trong những giải pháp tối ưu có thể lựa chọn.

Nền nhà thấp hơn so với mặt đường gây nhiều bất cập trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày; khiến bụi bặm, nước mưa, nước bẩn và các nhân tố gây ô nhiễm dễ dàng thâm nhập; vào trong nhà hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình; không những thế còn khiến cho việc giữ gìn vệ sinh chung của không gian sống bên trong; bao gồm đồ nội thất, tường và trần nhà trở nên khó khăn.

Nền nhà sụt lún là điều kiện cần

Để chuẩn bị cho các bước nâng nền, cần kiểm tra phần chiều cao thông thủy từ mặt đường đến trần nhà. Nếu chiều cao này cao hơn 3m thì có thể nâng nền nhà lên cao bằng hoặc hơn một chút so với mặt đường. Cao độ nền nhà tốt nhất là nên cao hơn nền đường hiện hữu từ 1 – 2 tấc. Nhưng nếu chiều cao còn lại của trần sau nâng nền quá thấp (nhỏ hơn 2.8m); thì nên cân nhắc các phương án khắc phục nền nhà thấp hơn mặt đường khác.

Khảo sát và thi công

Việc tiến hành nâng nền phải được khảo sát thực tế do đội ngũ kĩ sư có tay nghề chuyên môn thực hiện. Chủ nhà cũng nên cân nhắc xem việc nâng nền nhà sẽ kéo theo những việc khác nào phải làm; nâng nền kéo theo việc phải nâng cửa đi, cửa sổ, trần nhà, mái nhà… Sẽ gây tốn kém thêm một khoản không nhỏ. Việc cải tạo nhà cũ thường gây nhiều khó khăn cho chủ nhà và đơn vị thi công hơn; so với việc xây dựng một ngôi nhà mới hoàn toàn bởi nó bị ràng buộc bởi các kết cấu có sẵn. Vì vậy, cẩn thận trong việc xem xét và tiến hành nâng nền nhà là điều không hề thừa thãi.

Các bước nâng nền nhà cơ bản nhất

  • Làm vỡ bề mặt nền gạch cũ để làm tăng độ liên kết giữa các lớp vật liệu cũ và mới
  • Kiểm tra và thay thế các hệ thống kỹ thuật bị hư cũ bên dưới nền
  • Đổ lớp cát hoặc xà bần đến độ cao nền cần nâng, trừ hao đi 8cm
  • Tưới nước đầm thật kỹ
  • Cán lớp bê tông đá mi dày 5cm để làm cứng nền
  • Lớp vữa tạo dốc về hướng thoát nước, chỗ mỏng nhất dày ít nhất 2cm
  • Lát gạch hoàn thiện

Các bước nâng nền nhà cơ bản nhất

Mẹo: có thể rải một lớp vôi sống trên lớp bê tông đá mi để diệt khuẩn và tạo độ ấm cho nền gạch. Nền mới nên để khô ráo hoàn toàn rồi mới đi vào sử dụng; tiến hành kê dọn đồ đạc vào lại trong nhà, tránh tái diễn tình trạng sụt lún nền do trọng tải của đồ đạc.

Hãy tham khảo cả ý kiến của kiến trúc sư để dung hòa giữa nền cũ và nền mới; thống nhất chất liệu cho từng khâu nâng nền, cam kết với nhà thầu để họ tuân thủ biện pháp thi công; đảm bảo tiến độ thi công… Hai bên nên phối hợp triển khai theo các phương án đã thống nhất trước đó để việc nâng nền nhà được triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Nếu có thay đổi phát sinh chủ nhà cần xác nhận và thỏa thuận rõ ràng với chủ thầu để kịp thời điều chỉnh quá trình thi công nâng nền.

Nguồn: Caitaonhasaigon.com