Giải quyết vấn đề cách âm cho căn hộ chung cư

Ở tầng 1 nơi có quán cà phê, co-working

Diện tích không gian hạn chế và các căn hộ liền kề gây tiếng ồn khiến cư dân chung cư đau đầu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Sau đó, làm thế nào để cách âm, hạn chế tiếng ồn, mang lại không gian yên bình sau một ngày mệt mỏi? Bạn đang cần những giải pháp xây dựng để có thể giải quyết vấn đề này hiệu quả và dứt điểm?

Bên cạnh những tiện ích chung cư mang lại, nhiều người cũng thừa nhận rằng sống ở chung cư cũng có những nhược điểm như hạn chế riêng tư, không gian sống nhỏ hẹp, không tránh khỏi tiếng ồn của các gia đình xung quanh. Vì vậy, nhiều gia đình hiện nay có nhu cầu cách âm cho căn hộ của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nguyên tắc hạn chế tiếng ồn chung cư hiệu quả và giải pháp cách âm giúp giảm tiếng ồn.

Phân loại tiếng ồn và tìm hiểu các nguyên lý cách âm

Phân loại tiếng ồn

Ở môi trường chung cư, tiếng ồn thường được chia làm hai loại: loại truyền trong không gian (không khí) và truyền qua kết cấu (truyền qua vật thể). Các âm thanh như tiếng người trò chuyện, tiếng nhạc cụ, tiếng loa,… là loại truyền trong không gian. Còn tiếng bước chân, tiếng gõ cửa, tiếng xê dịch đồ đạc,… là loại âm thanh truyền trong kết cấu.

Phân loại tiếng ồn

Ví dụ, nếu nhà bạn ở tầng dưới, tầng trên có người đang chơi bóng, bạn sẽ nghe thấy tiếng ồn giống như đang đứng trên cùng một mặt sàn. Đây chính là tiếng ồn là do âm thanh truyền qua kết cấu. Có nhiều người cho rằng tăng độ dày của kết cấu sẽ hạn chế được tiếng ồn nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Tiếng ồn truyền qua một kết cấu đặc còn dễ dàng hơn so với truyền qua không khí.

Các nguyên lý hạn chế tiếng ồn

Để hạn chế tiếng ồn, có hai nguyên lý cơ bản là tiêu âm và cách âm; phù hợp với từng loiaj tiếng ồn khác nhau. Cụ thể: Đây là hai nguyên lý ứng dụng cho từng loại tiếng ồn khác nhau; như tiếng động sinh hoạt trong nhà, tiếng ồn từ nhà bên cạnh hoặc tiếng ồn tự nhiên bên ngoài; (tiếng xe, tiếng bước chân, tiếng nhạc, tiếng công trường thi công…).

Các nguyên lý hạn chế tiếng ồn

– Tiêu âm là làm khuếch tán sóng âm, từ đó hạn chế tiếng vang; triệt tiêu một phần âm thanh. Tiêu âm là giải pháp phù hợp để hạn chế tiếng ồn do sinh hoạt trong nhà gây ra.

– Cách âm là biện pháp cách ly khu vực trong nhà với tiếng ồn từ bên ngoài; như tiếng loa đài bên nhà hàng xóm, tiếng đục tường, tiếng công trường thi công lân cận,… Cách âm đồng thời cũng ngăn không cho âm thanh trong nhà thoát ra bên ngoài.

Nếu so sánh hai nguyên lý trên, cách âm là biện pháp khó thực hiện hơn nhưng cũng hiệu quả hơn tiêu âm.

Các giải pháp

Cách âm hệ thống cửa căn hộ

Hệ thống cửa bao gồm: cửa chính, cửa sổ và cửa ban công. Đây là nơi không nên bỏ qua nếu bạn muốn cách âm hiệu quả cho căn hộ chung cư của mình. Cách làm phổ biến nhất chính là làm kín mọi khe hở để ngăn không cho âm thanh bên ngoài lọt vào. Để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng các vật liệu như xốp; dải cao su hoặc bơm silicon để làm kín các khe hở.

Cách âm hệ thống cửa căn hộ

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm cửa kính có tính năng cách âm; chống ồn nhờ ghép 2 hay nhiều lớp kính lại với nhau, ở giữa ngăn cách bằng thanh đệm nhôm; bên trong chứa các hạt hút ẩm ngăn cản sự truyền âm. Ngoài ra, loại cửa cách âm được sử dụng phổ biến cho căn hộ chung cư hiện nay; là cửa nhựa lõi thép UPVC, có thể giảm độ truyền thanh lên tới 33dB.

Cách âm tường căn hộ

Biện pháp tối ưu để cách âm tường căn hộ là sử dụng các vật liệu thạch cao; gạch vữa, gỗ đặc,… với bề dày trên 20cm. Bề mặt tường nên làm gồ ghề để tiêu âm, giảm tiếng vang. Bạn có thể dùng vôi vữa tạo hình, sử dụng lớp nhung; hoặc đặt vật thể lên tường để hạn chế truyền âm từ bên ngoài.

Cách âm tường căn hộ

Ngoài ra, bạn có thể xây tường hai lớp, ở giữa là lớp không khí để cách âm. Đồng thời với những bức tường liền kề với phía phát ra nguồn âm thanh; nên kê tủ, kệ, giá sách để giảm sự truyền âm.

Cách âm trần căn hộ

Phương pháp cách âm cho trần được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dùng trần thạch cao. Thạch cao có dạng tấm thường được dùng để cách âm trần nhà. Khi thi công, bạn nên chừa lại một khoảng không giữa trần thạch cao và trần nhà gốc để hạn chế âm thanh truyền qua kết cấu.

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả cách câm cho căn hộ, bạn có thể sử dụng kết hợp tấm thạch cao với một vật liệu cách âm khác như bông thủy tinh, bông khoáng.

Cách âm sàn căn hộ

Cách âm sàn căn hộ

Bạn cần hiểu rằng, đặc điểm của căn hộ chung cư là có bộ khung liền hoặc khớp nhau, vì vậy tiếng động từ nhà bên cạnh sẽ dễ dàng truyền theo kết cấu đến nhà bạn.

Để cách âm cho sàn nhà chung cư, bạn nên sử dụng các vật liệu dày, tiêu âm tốt như gỗ đặc, nhựa, tấm thảm lót dày,… Bởi âm thanh khi truyền qua sẽ được hấp thụ bớt ở các lớp này.

Nguồn: Laodong.vn