Kiến trúc cung đình Huế – chứng nhân lịch sử vàng son

Kiến trúc cung đình Huế – chứng nhân lịch sử vàng son

24/03/2021 0 Hải Trung 1,421

Kiến trúc là một phần nghệ thuật không thể thiếu của lịch sử. Trải qua mỗi thời kì, kiến trúc trở nên đa dạng, là minh chứng cho nhiều giai đoạn lịch sử. Nhìn vào kiến trúc có thể thấy được nét thăng trầm của từng triều đại. Và nhắc đến triều đại có nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử Việt Nam, chắc chắn phải kể đến triều Nguyễn. Một triều đại tiêu biểu cho nghệ thuật cung đình phong kiến.

Kinh thành Huế ( cố đô Huế ), là kinh đô của triều Nguyễn suốt 143 năm thăng trầm (1802-1945). Thành lập khi chúa Nguyễn ( Nguyễn Ánh ) lên ngôi Hoàng đế năm 1802. Trải qua 13 đời vua, là vương triều có cả công và tội đối với đất nước, gắn liền với cuộc xâm lược thực dân Pháp. Chế độ quân chủ kết thúc khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị ( 1945 ). Trao lại chính quyền cho Cách mạng. Triều đại chịu ảnh hưởng của Pháp, song cũng để lại nhiều thành tựu cho hậu thế. Đó là kiến trúc độc đáo, những dấu hỏi lớn chốn thâm cung bí sử.

Hiện nay, Kinh thành Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Là một di tích của Quần thể di tích Cố đô Huế.

 Kiến trúc kinh thành Huế

Kinh thành Huế được xây dựng vào thời vua Gia Long và vua Minh Mạng. Toạ lạc phía Bắc dòng sông Hương, mặt quay về hướng Nam. Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam. Tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương tây.

Kiến trúc cung đình Huế tiếp thu và kế thừa kiến trúc. Đặc biệt là truyền thống Lý, Trần, Lê đồng thời tiếp thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa. Nhưng đã được Việt Nam hóa một cách có ý thức dân tộc. Bởi các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô. Kể cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Champa. Ðặc biệt đã được hiện đại hóa kỹ thuật của những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời Gia Long. Theo phương châm cơ bản tiếp thu có chọn lọc. Chọn những kiến trúc thích nghi với tâm hồn người Việt. Sau đó Việt hóa dần để phù hợp với tâm lý bản địa đem lại những đặc trưng bản sắc kiến trúc Huế.

Hoàng thành là công trình nổi bật mang đậm nét kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Hoàng thành là vòng thành thứ 2 bên trong Kinh thành Huế. Có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành Huế.

Bên ngoài cung đìnhHoàng thành

Vòng thành kết cấu bằng gạch, có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, cao 4m, dày 1m. Xung quanh có hào bảo vệ, gồm 4 cửa để ra vào, trong đó cửa chính ở phía Nam là Ngọ Môn. Bên trong thành đều được thiết kế hài hòa giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ. Như vườn hoa, cầu đá, các hòn non bộ và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm. Tất cả tạo thêm vẻ thanh thoát cho hình ảnh Hoàng thành Huế.

Hoàng thành Huế gồm quần thể công trình được bố trí trên một trục đối xứng. Phần trung tâm là các hạng mục chỉ dành riêng cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực.  Tuân thủ nguyên tắc “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”, tính từ trong ra. Ngay cả các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian).

đại nội

 

Các công trình trong Hoàng thành dù có quy mô khác nhau nhưng tổng thể đều xây dựng theo kiểu kiến trúc “trùng lương trùng thiềm”. Tức là kiểu nhà kép hai mái trên một nền đá cao. Các cột được sơn thếp theo mô típ long – vân (rồng – mây).

Thiết kế nội thất đa số được trang trí theo cùng một phong cách “nhất thi nhất họa” (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều thơ bằng chữ Hán. Cũng như các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu hay tứ thời một cách công phu tinh xảo, khiến khách du lịch Hoàng thành Huế không khỏi trầm trồ, thán phục.

Kiến trúc kinh thành Huế: Tử Cấm thành Huế

Tử Cấm thành Huế là vòng thành thứ 3 trong Kinh thành Huế. Đây là nơi cung cấm chỉ dành riêng cho vua và hoàng gia. Được bảo vệ rất nghiêm ngặt, ngay cả quan lại nếu không phận sự hoặc được vua gọi cũng ít khi lai vãng.

Cung đình về đêm

 

Hệ thống kiến trúc trên sơ đồ Tử Cấm thành Huế được bố cục chặt chẽ và đăng đối. Với hơn 50 công trình phân chia theo chức năng khác nhau. Điện Cần Chánh là nơi vua làm việc và thiết triều, gian giữa đặt ngai vua, tả hữu treo bản đồ thành trì các tỉnh.

Hai bên có nhà Tả Vu, Hữu Vu là nơi các quan đứng đợi và chỉnh đốn sắc phục trước khi thiết triều. Đặc biệt, Điện Càn Thành trong Tử Cấm thành ở Huế chính là nơi vua ở, phía trước có sân rộng, ao sen… Cung Khôn Thái là nơi sinh hoạt của Hoàng Quý Phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung.

Điện Càn Thành

 

Ngoài ra, có nhiều cung điện, lầu tạ khác phục vụ ăn uống, sức khỏe và giải trí của hoàng gia như: Duyệt Thị Ðường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua), Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách). Một số hạng mục dành cho tín ngưỡng tâm linh. Có thể nói, nơi đây như một tiểu vũ trụ của hoàng gia. Và những bí mật Tử Cấm thành Huế thì luôn có sức hút đặc biệt với giới nghiên cứu cũng như khách du lịch trong và ngoài nước.

Lăng tẩm vua

Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn tuân theo đúng nguyên tắc phong thủy. Có sông, núi, ao, hồ, khe suối. Bố cục khu lăng tẩm nào cũng được chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng chôn thi hài của vua.

Khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu gác, đình. Để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời hoành cung lên đây tiêu khiển. Mỗi lăng tẩm Huế không chỉ là di tích lịch sử văn hoá mà còn là một thắng cảnh. Nó còn là một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc độc đáo, riêng biệt giữa chốn núi đồi xứ Huế.

Nằm trong Thành Nội, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế được thành lập vào năm 1923. Với tên đầu tiên là Musee’ Khải Định. Sau đó, nó đã năm lần được thay đổi tên và đến năm 1993. Được đổi tên thành Bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về hàng nghìn hiện vật gồm đồ gốm sứ, gỗ, pháp lam, đồng, đá, xương, ngà, sừng, điêu khắc trên đá… được trưng bày tại đây.

Trên đây là một số gợi ý của UNL về kiến trúc cung đình Huế, đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để khám phá những công trình kiến trúc văn hóa mỹ nghệ khác của Việt Nam nhé!

Nguồn: Gotrangtri.vn