Lâu đài Châu Âu được giới thượng lưu Trung Quốc vô cùng săn đón
Trong thời gian qua, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở rất nhiều quốc gia. Điều này khiến cho nhu cầu sở hữu cũng như sinh sống trong các không gian riêng tư, rộng lớn tăng lên. Các lâu đài ở Châu Âu trở thành BĐS được ưa chuộng; hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của giới nhà giàu trên khắp thế giới, trong đó có giới nhà giàu Trung Quốc.
Nếu như trước đây những tòa nhà ở Châu Âu được biết đến nhiều trong các bộ phim của Disney; thì giờ đây giới thượng lưu lại săn đón và ước mong được sống trong những không gian sống như vậy, đặc biệt là các lâu đài ở Pháp. Giám đốc điều hành của hãng bất động sản Engel & Volkers Paris – Alexis Caquet cho biết các lâu đài ở Pháp đang là BĐS được “nhòm ngó” nhiều nhất.
Với những khách hàng Châu Á, những tòa “lâu đài” vô cùng mới lạ và tạo sự thích thú. Bởi lâu đài không chỉ là biểu tượng của sự giàu có, đẳng cấp của gia chủ. Đồng thời họ còn có thể thư giãn, vui chơi, chiêu đãi tiệc cho bạn bè, người thân ngay chính trong ngôi nhà của mình. Thông tin từ UNL tổng hợp.
Mục lục
Lâu đài Châu Âu – tài sản danh giá
Các bất động sản lâu đài ở châu Âu đang chứng tỏ là một thứ tài sản danh giá. Thu hút các nhà đầu tư giàu có, bao gồm cả khách hàng từ Trung Quốc. Đại dịch còn đẩy nhu cầu này lên cao hơn nữa; khi giới thượng lưu muốn tìm kiếm sự riêng tư và không gian sống rộng rãi.
Lodovico Pignatti Morano, đối tác quản lý tại Sotheby’s International Realty ở Italia; cho biết: “Người mua đang tìm kiếm sự riêng tư và không gian rộng rãi. Và chẳng nơi nào mang lại sự biệt lập tốt hơn một lâu đài của riêng bạn. Do Covid-19, nhu cầu này chắc chắn đã tăng lên”; ông nói thêm.
Tài sản chứng tỏ đẳng cấp và danh hiệu
Những bất động sản lâu đài được coi là một thứ mới lạ đối với những người mua châu Á vì chúng thường không được tìm thấy tại khu vực này. Lâu đài là một thứ tài sản chứng tỏ đẳng cấp và danh hiệu; cho phép tầng lớp giàu có tiếp đãi bạn bè và thỏa mãn đam mê của họ. Chẳng hạn như sản xuất rượu vang. Đặc biệt là đối với những điền trang có vườn nho.
Giá cả các lâu đài sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí, diện tích và tình trạng tổng thể. Ví dụ, giá lâu đài ở Ý dao động từ 7 triệu euro (8,3 triệu đô la Mỹ) đến hơn 20 triệu euro. Ở Pháp, một tòa lâu đài có thể có giá từ 700.000 đến 50 triệu euro. Và những lâu dài ở Scotland có giá từ 225.000 bảng Anh (314.115 USD) đến 8 triệu bảng Anh.
Nhiều người mua lâu đài tại Ý đến từ Đài Loan
Pignatti Morano nhiều người mua lâu đài tại Ý đến từ Đài Loan. Ông nói: “Khách hàng Đài Loan bị thu hút bởi sự độc đáo của việc sở hữu một lâu đài. Người mua thích vẻ ngoài của một lâu đài truyền thống – các tòa tháp, tháp pháo, thành lũy và hào xung quanh. Chúng tôi cũng đã thấy người mua yêu cầu các lâu đài truyền thống; nhưng được trang bị tiện nghi hiện đại. Phòng tập thể dục, hồ bơi và phòng chiếu phim. Người mua muốn vẻ đẹp và sự độc đáo của một lâu đài; nhưng cũng muốn chúng không ảnh hưởng đến lối sống quen thuộc của họ”.
Những người muốn biến lâu đài thành bất động sản đầu tư thường mua những lâu đài có vườn nho và cây ăn quả. Thường ở vùng Tuscan phía bắc thủ đô Rome. Và tự làm rượu vang hoặc dầu ô liu tại chỗ để có chút lợi nhuận.
Tìm kiếm sự chân thực và nghệ thuật sống của người Pháp
Alexis Caquet; Giám đốc điều hành tại công ty bất động sản Engel & Volkers Paris cho biết: “thị trường bất động sản lâu đài đang được quan tâm trở lại trong những năm gần đây. Và thu hút cả người mua trong và ngoài nước; muốn tìm kiếm sự chân thực và nghệ thuật sống của người Pháp”.
Ông nói: “Nhóm khách hàng của chúng tôi chủ yếu bao gồm người mua Trung Quốc, Mỹ và Nam Mỹ. Ngoài ra còn có cả người châu Âu. Trong đó người Pháp chiếm phần lớn các giao dịch hoặc hơn 60%. Người mua Trung Quốc đang rất tích cực. Họ chú trọng tìm kiếm những lâu đài có khu sản xuất rượu. Họ thường tìm kiếm sự kết hợp hoàn hảo giữa một lâu đài xinh đẹp. Và một vườn nho sẵn có danh tiếng hoặc tiềm lực mạnh mẽ”.
Lâu đài tái phát triển thành khách sạn hoặc nhà nghỉ
Một số lâu đài có thể được tái phát triển thành khách sạn hoặc nhà nghỉ chỉ phục vụ bữa sáng. Alexandre Allard-Latour, chuyên gia tư vấn bất động sản tại SLCI Espace Immobilier ở Lyon, Pháp; cho biết: “Đó là một khoản đầu tư tốt. Nếu nó sở hữu một vị trí tốt và lịch sử tốt”.
Những người bỏ tiền để cải tạo các lâu đài có thể đủ điều kiện để được khấu trừ thuế. Ở Pháp, các đặc quyền về thuế được mở rộng cho các chủ sở hữu lâu đài thực hiện công việc trùng tu; như một phần trong sáng kiến của chính phủ. Nhằm bảo tồn và phát huy các di sản kiến trúc của quốc gia.
Tại Scotland, nhu cầu của người nước ngoài và người địa phương đối với bất động sản trong nước. Bao gồm cả bất động sản lâu đài, đã tăng gấp 4 lần vào năm 2020; theo Savills. Việc tân trang các lâu đài ở Scotland có thể tốn tới 1 triệu bảng Anh. Trong khi chi phí bảo trì hàng năm; có thể ít nhất là 50.000 bảng Anh.
Bất động sản ở Scotland sẵn sàng tăng trưởng
Theo Jamie Macnab, người đứng đầu bộ phận nhà ở tại khu vực nông thôn Scotland của Savills: “Nhu cầu đối với tất cả các bất động sản tại khu vực nông thôn của Scotland đã tăng đáng kể trong năm qua. Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm từ khách hàng ở khắp nơi trên thế giới đối với các lâu đài ở Scotland”.
Trong khi chỉ có một số ít người mua Trung Quốc tìm kiếm lâu đài ở Scotland, Macnab cho biết các nhà đầu tư nên xem xét thị trường, vì bất động sản ở Scotland đang sẵn sàng tăng trưởng.
Ông nói thêm: “Các lâu đài là những bất động sản danh giá nhất, nhưng thị trường kinh doanh chúng đã hoạt động tốt trong vài năm qua nên giờ đây chúng cũng có thể được coi là một khoản đầu tư tốt”.
Nguồn: Cafeland.vn