Nét độc đáo trong kiến trúc cổ Việt Nam

vẻ đẹp kiến trục cổ

Nghệ thuật kiến trúc là một phần của lịch sử nhân loại. Mỗi một thời đại, kiến trúc lại mang một màu sắc khác nhau. Mỗi màu sắc là những nốt thăng trầm. Đó chính là nhân chứng của những năm tháng đã qua của con người. Tất cả những gì lịch sử đi qua đều hiện lên qua từng khia cạnh của kiến trúc. Nhìn vào kiến trúc cũng chính là nhìn về quá khứ của bản thân mình. Nhắc đến kiến trúc độc đáo, chịu nhiều ảnh hưởng của lịch sử phải nhắc đến kiến trúc Việt Nam. Kiến trúc cổ xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu đời. Trải qua chiều dài của lịch sử, kiến trúc được tiếp cận và hình thành nhiều nét độc đáo mới. Nhắc đến kiến trúc cổ là nhắc đến những khía cạnh chân thực nhất của đợi sống. Mang sắc thái cổ kính, gần gũi với thực tại.

Tìm hiểu kiến trúc cổ mới thấy được nét độc nhất cùng những gam màu truyền thống. Đó là sự lôi cuốn cũng như sức hút không thể bỏ qua. Nhất là với những người yêu nghệ thuật, những người thực sự nhìn được vẻ đẹp của nó.

Điểm khác biệt giữa nhà Việt với nhà cổ Trung Hoa

Mặc dù đã trải qua một bề dày lịch sử, nhiều thăng trầm khác nhau nhưng cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam vẫn được lưu truyền trong nhiều thiết kế hiện nay. Lối kiến trúc này vừa thể hiện được tinh thần dân tộc mà vẫn đảm đảo được tính thời đại. Từ đó giúp cho căn nhà tăng thêm vẻ đẹp độc đáo mà cũng thể hiện được sự tôn trọng các giá trị truyền thống.

Sự hưng thịnh của nghề gốm một thời nơi đây đã giúp người dân xây dựng một quần thể kiến trúc đình, chùa, bề thế, uy nghi và nhiều ngôi nhà cổ, dấu tích còn sót lại của một làng nghề đã từng rực lửa làm gốm.

Cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam nổi trội hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam có 3 nét đặc trưng riêng biệt. Tạo nên sự độc đáo hơn hẳn với những kiến trúc cổ của các quốc gia phương Đông:

–Dốc mái thẳng

–Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên

–Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới

Nếu so sánh với kiến trúc cổ Trung Quốc sẽ thấy được sự khác nhau rõ rệt:

–Dốc mái võng xuống

–Đỡ mái hiên bằng hệ đấu-củng (còn gọi là con sơn chồng đấu)

–Cột thanh mảnh, tròn đều

chùa an dương

Phần mái nhà trong cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam

Phần mái ngói kiến trúc cổ thể hiện được văn hóa của Việt Nam. Được lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước. Triền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng hơi hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát, tinh tế. Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao của công trình. Loại ngói được dùng nhiều nhất là ngói mũi hài hay còn gọi là ngói vảy rồng. Các bờ nóc trên mái cổ thường đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm, lạc long thủy quái…

Các sản phẩm này vừa là số hóa các mảnh vụn di sản rời rạc vào một giả thuyết khoa học, nhằm phục vụ việc lưu trữ dữ liệu, bảo tồn văn hóa, tái lập phế tích, quảng bá di sản văn hóa thời Lý đến với xã hội đương đại. Các sản phẩm này có thể ứng dụng cho nhiều hoạt động khác nhau, từ nghiên cứu, mô phỏng giả thuyết khoa học, trưng bày bảo tàng, thuyết minh bảo tàng, đến ứng dụng cho du lịch, giáo dục và đào tạo di sản, quảng bá văn hóa truyền thống trong hệ thống giáo dục các cấp. Sản phẩm VR3D có thể sử dụng như là phim trường ảo, sản xuất phim 3D, sản xuất các phần mềm game lịch sử, và có thể hướng đến phục dựng trên một không gian ngoài thực tế.

Cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam như thế nào?

Phần mái nhà trong cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam

Cấu trúc nhà cổ đặc trưng của Việt Nam là sự kết hợp: kết cấu cột đứng, xà ngang, các dầm đơn, kết cấu mái đa dạng…

Cột là kết cấu đứng

Cột nhà là một phần vô cùng quan trọng trong kiến trúc cổ Việt Nam

Trong cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam phần cột với kết cấu đứng có khả năng chống đỡ và chịu lực tốt với các loại cột cụ thể sau:

– Cột cái là cột chính của ngồi nhà đặt ở hai đầu nhịp chính.
– Phần cột phụ thường năm ở đầu hoặc hai bên nhịp chính là các cột quân hoặc cột con.
– Cột hiên nằm phía trước nhà nâng đỡ phần mái hiên.

Xà là kết cấu ngang

Cột là kết cấu đứng

Xà với kết cấu ngang giúp liên kết các cột với phần xà trong và ngoài khung đặt vuông góc với khung.

– Phần xà trong đặt cao độ đỉnh các cột với xà long hay chếch liên kết các cột cái. Xà thuận hay nách liên kết cột cái với cột quân.

– Phần xa ngoài như xà nóc đặt đỉnh mái, xà thượng liên kết cột cái với khung. Xà đại và xà hiên tạo liên kết các cột hiên tạo nên bộ khung vững chắc cho ngôi nhà.

Kẻ là các dầm đơn

Đối với phần kẻ nhà cổ Việt là các dầm đơn theo phương chéo phần mái nhà, gác lên các cột bằng liên kết mộng.

Các loại kẻ được phân loại như sau:

– Kẻ ngồi trong khung gác giữa cột cái sang cột quân.

– Kẻ hiên vừa được gác từ cột quân sang cột hiên và kéo dài đề đỡ phần chân mái nhà.

Kết cấu mái nhà

Mái lợp nhà cổ Việt có thể có nhiều hình thức khác nhau như: mái kép, đa mái gồm hai mái chính và hai mái phụ; hoặc 8 mái chồng diêm. Mái lợp nhà cổ theo kiến trúc Việt khá là đa dạng và độc đáo

Kết cấu mái nhà bao gồm các phần chính sau:

– Hoành là các dầm chính đặt ngang vuông góc phần khung nhà cóc tác dụng đỡ phần mái. Dầm đặt song song cùng mè là các dầm phụ nhỏ, khoảng cách các mè nhỏ để lợp ngói.

– Dầm trung gian là các dui được đặt dọc xuôi theo chiều mái gối lên hoành và kết hợp cùng hoành – mè tạo thành mạng lưới nâng đỡ mái, lợp ngói.

– Gạch màn là gạch lá nem đơn có tác dụng đỡ ngói tạo độ phẳng được làm bằng đất nung chống thấm và tạo không khí trong lành ngôi nhà thêm mát mẻ vào mùa nóng.

– Ngói mũi hài là nét đặc trưng phần mái nhà cổ Việt dạng như vảy rồng, làm bằng đất nung tạo thành lớp ngoài chống mưa nắng và lợp trên lớp gạch màng hay lớp đất sét ở giữa.

Các thành phần khác

Kết cấu mái nhà

Các bộ phận khác cũng góp phần thể hiện kiến trúc cổ Việt Nam: cửa ra vào, lan can, con tiện, cầu thang, …

Theo truyền thống tín ngưỡng dân gian thì số lẻ mang đến may mắn. Do vậy nhà thường được làm theo cơ số lẻ: một gian, ba gian, năm gian, bảy gian, chín gian…

Một số công trình thể hiện cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam

Đặc trưng của thiết kế nhà cổ Việt Nam là các công trình vào khoảng thế kỷ XI – XIII. Có thể kể đến các công trình ở triều đại Lý – Trần như Khuê Văn Các, chùa Một Cột… Hoặc có thể kể đến các ngôi chùa ở khu vực Bắc Bộ như Chùa Bút Tháp, Chùa Keo… Ngoài ra có thể tham khảo thêm một số sự độc đáo hơn nữa như ở kiến trúc Kinh thành Huế, Đoan Môn, Triều Miếu…

Với những chia sẻ trên đây, chắc bạn đã hiểu thêm về cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam.

Hy vọng bài viết của UNL sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Nguồn: Gomxaydung.vn