Nhà có tầng hầm là gì? Có nên xây tầng hầm cho nhà hay không?
Ngày nay khi xã hội ngày càng trở nên hiện đại và phát triển hơn thì các nhu cầu về ăn mặc; nơi ở, phương tiện đi lại… của con người càng trở nên cần thiết. Hiện nay ở các khu vực thành phố; thành thị đông đúc dân cư sinh sống xe cộ khá là nhiều. Tất cả các chỗ để xe giờ cao điểm hầu như đều trong tình trạng quá tải; không có nơi để xe, để xe tràn lan ra vỉa hè gây mất thẩm mỹ. Chính điều này mà các mẫu thiết kế nhà có tầng hầm trở nên phổ biến hơn.
Khi xây dựng một ngôi nhà ai cũng mong muốn có một ngôi nhà thật tiện nghi; đảm bảo hết tất cả công năng sử dụng nhưng vẫn phải đảm bảo được tính thẩm mỹ cao. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của khách hàng các mẫu thiết kế nhà; hiện nay đang hướng tới việc thiết kế thêm 1 tầng hầm cho gia chủ; để các phương tiện đi lại. Ở các nước phát triển Châu Âu; tầng hầm còn được sử dụng để chứa rượu, đặt hệ thống điện, chứa đồ….
Vậy bạn sẽ thắc mắc có nên xây tầng hầm cho nhà hay không? Để giải đáp thắc mắc này bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục
Tầng hầm là như thế nào?
Tầng hầm là tầng nằm ngay dưới tầng trệt và ở dưới mặt đất. Không gian của tầng hầm thường tối, ít thông thoáng do được xây hoàn toàn ở bên dưới mặt đất.
Nhà có tầng hầm là nhà sở hữu một hoặc nhiều tầng hầm được xây dựng một phần hoặc hoàn toàn dưới lòng đất.
Có nên thi công thiết kế nhà có tầng hầm không?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công năng sử dụng của kiểu nhà này trước khi bạn có ý định xây dựng loại hình nhà này.
Về công năng sử dụng
Nhà có tầng hầm có 4 công năng sử dụng chính sau:
Tăng tiện ích để lưu trữ đồ đạc, máy móc
Nếu ngôi nhà của bạn có tầng hầm sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí xây dựng kho lưu trữ. Đồng thời, việc tận dụng tầng hầm còn giúp tiết kiệm được không gian trên mặt đất cho ngôi nhà của bạn. Dưới tầng hầm có thể chứa nhiều đồ đạc và các loại máy móc. Ví dụ như: Hệ thống điều hòa, máy nước nóng, lò sưởi, hộp cầu chì, hệ thống điện,….
Tầng hầm sử dụng để chứa đồ, làm gara để xe
Sử dụng tầng hầm để làm gara để xe thường phù hợp với những ngôi nhà ống đẹp ở thành thị. Với diện tích quỹ đất eo hẹp thì việc ngôi nhà bạn có thêm một tầng hầm sẽ giúp tiết kiệm được khoản tiền gửi xe cũng như bảo vệ xe tránh khỏi những tác động bên ngoài của thời tiết.
Đối với những căn nhà cho thuê, nếu xây tầng hầm sẽ giúp chủ nhà cũng như người thuê giải quyết tốt vấn đề để xe.
Giúp chống ẩm tốt và làm mặt bằng được nâng cao lên
Làm nhà có tầng hầm sẽ nâng cao mặt bằng chung của ngôi nhà giúp cho không gian bên trong được thông thoáng và cao ráo hơn. Hơn nữa, tầng hầm còn tăng khả năng chống ẩm cho tầng trệt cho ngôi nhà bạn.
Có thể sử dụng nhu cầu giải trí và giúp gia chủ thư giản
Tầng hầm cũng có thể là nơi để gia chủ thể hiện cá tính của mình. Đây là khoảng không gian để trưng bày phòng lưu trữ, sưu tập rượu. Bên cạnh đó, không gian dưới lòng đất còn trở thành phòng karaoke, phòng xông hơi, phòng chơi nhạc, phòng lưu trữ đồ cổ…
Chi phí xây dựng nhà có tầng hầm
So với những công trình không có tầng hầm thì việc xây dựng nhà có tầng hầm thường chi phí cao hơn từ 115% đến 140% (Chưa gồm chi phí gia cố khi đào đất). Tuy nhiên, việc xây tầng hầm lại có chi phí thấp hơn so với nhà xây thêm tầng. Do đó, nhiều gia đình vẫn lựa chọn nhà có tầng hầm để có thêm không gian sử dụng và tiết kiệm chi phí.
Có nên làm nhà có tầng hầm không? Điều này phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, mục đích và chi phí của mỗi gia đình. Nhà có tầng hầm thường được sử dụng nhiều tại các công trình công cộng với mục đích kinh doanh như: Khách sạn, nhà hàng, phòng tập, tòa văn phòng, khu thương mại, tòa căn hộ, trường học…
Những điểm cần lưu ý khi xây dựng nhà có tầng hầm
Để đảm bảo cho tầng hầm được thông thoáng và không bị bí bách. Khi thiết kế nhà có tầng hầm bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Kích thước của tầng hầm hợp lý
Có thể căn cứ vào từng mục đích và nhu cầu sử dụng của gia chủ mà thiết tầng hầm có kích thước hợp lý. Kích thước của tầng hầm cần phải thống nhất và phù hợp với tổng thể quy mô của ngôi nhà.
Độ dốc của tầng hầm như thế nào?
Khi thiết kế hầm cho công trình xây dựng, thì độ dốc là một trong những tiêu chí cần phải lưu ý. Bởi, nếu dốc quá lớn sẽ gây ra nhiều bất tiện và nguy hiểm cho gia chủ. Độ dốc của tầng hầm không vượt quá 15 – 20% so với chiều sâu của hầm.
Phải có anh sáng và tạo sự thông thoáng
Do tầng hầm nằm một phần hoặc hoàn toàn ở dưới lòng đất nên việc ánh sáng và độ thông thoáng của không gian cần được đảm bảo. Ánh sáng dưới tầng hầm cần phải được bố trí một cách hợp lý để cung cấp đủ lượng sáng cho căn phòng. Đồng thời, cần phải chú ý độ thông thoáng, thông gió, thông mùi để căn phòng không bị ngợp, bí bách.
Đảm bảo các vấn đề chống thấm, chống ngập
Khi quyết định xây nhà loại hình này cần đảm bảo chống thấm, chống ngập cho công trình. Bạn cần nắm rõ các thông tin về đỉnh nước ngập cao nhất. Đưa ra các tình huống giả định để từ đó lựa chọn được cao độ của hầm, vật liệu và công nghệ chống thấm phù hợp.
Thi công xây dựng đúng kỹ thuật và an toàn là hàng đầu
Bản thiết kế công trình và quá trình thi công cần đảm bảo đúng kỹ thuật khi xây dựng. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của bạn. Đối với tầng hầm sử dụng với mục đích để xe cần lắp thêm hệ thống báo cháy, báo khói.
Có thể thấy việc xây thêm tầng hầm mang lại nhiều lợi ích cho ngôi nhà của bạn, giúp tăng diện tích sử dụng và không gian lưu trữ. Tuy nhiên, để có một công trình tầng hầm đảm bảo an toàn và bền bỉ theo thời gian bạn cũng đừng quên những lưu ý mà chúng tôi chia sẻ ở trên nhé!
Tổng kết
Khi xây dựng nhà ở có hầm, để đảm không làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận gây nên như: lở đất; sụt lún, nghiêng, sập,…và đảm bảo ngôi nhà luôn chắc chắn, vững chãi thì cần phải thực hiện gia cố công trình.
Chi phí gia cố hầm hay còn gọi là chi phí để gia cố vách tường hầm khi đào đất; gia cố chắc chắn sẽ tránh được những rủi ro khi thi công.
Đối với những gia đình có nhu cầu để xe cao thì nên làm tầng hầm để xe toàn phần; hoặc bán toàn phần sẽ mang đến thuận tiện. Còn đối với nhiều gia đình không quá quan trọng và cảm thấy không cần thiết thì nên làm theo dạng tầng trệt thấp; từ ngoài lên thẳng trên tầng lửng để giúp tiết kiệm chi phí về làm móng bè cho hầm; vừa dễ giải quyết được các yếu tố như hệ thống chiếu sáng hoặc tránh ngập úng lụt.
Nguồn: Kientructayho.vn