Những xu hướng thay đổi thị trường bất động sản Việt Nam

Những xu hướng thay đổi thị trường bất động sản Việt Nam

22/03/2021 0 Duy Thanh 658

Những xu hướng thay đổi thị trường bất động sản Việt Nam trong năm nay. Qua một năm 2020 đầy biến động do đại dịch gây ra. Ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước ta và trên toàn thế giới. Khiến nhiều ngành nghề lâm vào bế tắc. Thị trường bất động sản thế giới nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng. Cũng không tránh khỏi ảnh hưởng đó.

Ngày này do việc bùng nổ dân số, diện tích đất đai ngày càng hạn hẹp. Những dự án lớn và siêu khủng lần lượt xuất hiện. Làm cho thị trường bất động sản nhộn nhịp. Nhờ vào nhiều chính sách hợp lý của chính phủ. Việt Nam dàn hồi phục sau hậu dịch. Cung cấp cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư một môi trường an toàn hơn.  Đầu năm nay thị trường bất động sản trong nước bắt đầu khởi động. Dù đầu năm dịch bệnh có bùng phát. Nhưng người dân dần quen với việc chung sống với dịch.

Xu hướng thay đổi thị trường năm nay

Xu hướng thay đổi thị trường năm nay củng báo hiệu một năm đầy khó khăn. Trong tất cả các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng.

Xu hướng thay đổi thị trường năm nay

Các chuyên gia cho rằng, mô hình phát triển BĐS tích hợp, đô thị trong đô thị sẽ là xu hướng của thị trường nhà ở trong khi làm việc linh hoạt là lựa chọn chính của ngành văn phòng. Riêng ngành thương mại điện tử được nhận định là yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của mảng Logictis tại Việt Nam.

Theo bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao thị trường Việt Nam của JLL, đại dịch Covid-19 đã làm lung lay hầu hết mọi doanh nghiệp và BĐS là ngành có nhiều thay đổi lớn nhất. Thiệt hại từ các tòa nhà văn phòng, khách sạn và trung tâm mua sắm im ắng trong thời gian hạn chế đi lại và giãn cách xã hội đã thay đổi ngành BĐS và các xu hướng năm 2021 được nhận định sẽ có sự biến đổi để phù hợp với nhu cầu thị trường. Theo đó, thị trường BĐS Việt Nam sẽ có 5 xu hướng chính dẫn dắt sự phát triển trong tương lai bao gồm:

Xu hướng đô thị trong đô thị

Thị trường BĐS Việt Nam đang dần trưởng thành, người mua nhà ngày càng quan tâm hơn đến môi trường sống lành mạnh và bền vững để an cư hơn là một không gian để ở đơn thuần. Điều này khiến khái niệm “đô thị trong đô thị” hay “BĐS tích hợp” sẽ ngày càng trở nên quen thuộc hơn, các nhà phát triển cũng bắt đầu thu hút người mua bằng cách kiến tạo các khu dân cư được quy hoạch tốt với nhiều tiện ích, nhằm giúp cư dân tương lai tránh sự phiền toái gây ra bởi quá trình đô thị hóa nhanh chóng và cơ sở hạ tầng công cộng tụt hậu.

Xu hướng đô thị trong đô thị

“Điểm cộng của bất kỳ dự án quy mô lớn nào là khả năng cung cấp một loạt các loại nhà ở cho nhiều nhóm người mua tiềm năng khác nhau, từ đó tạo ra sự đa dạng trong thành phần dân cư. Đây sẽ là hướng đi được nhiều doanh nghiệp chú trọng trong phát triển đô thị tương lai”, bà Trang phân tích.

Xu hướng làm việc từ xa thay đổi ngành văn phòng truyền thống

Ông Paul Fisher, TGĐ JLL Việt Nam nhận định, năm 2020 cuộc thử nghiệm mô hình làm việc tại nhà đã cho thấy, tận dụng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động hiệu quả. Nhiều loại công việc hoàn toàn có thể được thực hiện từ xa, thúc đẩy các công ty áp dụng các mô hình làm việc linh hoạt, quá trình này đã tăng tốc nhờ Covid-19.

Xu hướng làm việc từ xa thay đổi ngành văn phòng truyền thống

Tuy xu hướng này đang trở thành trào lưu, nhưng ông Paul Fisher cho rằng, văn phòng truyền thống khó bị bỏ quên. Việc duy trì văn phòng truyền thống làm trung tâm của hoạt động kinh doanh vẫn khó thay đổi. “Dù loại hình văn phòng hay mô hình làm việc có thay đổi, mọi nhân viên vẫn sẽ cần được hợp tác, trao đổi và làm việc trực tiếp với đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng. Đây là một trong số những lý do quan trọng giúp văn phòng giữ vai trò trung tâm trong đời sống công ty, giúp xây dựng tương tác giữa nhân viên và thắt chặt kết nối với ban lãnh đạo”.

Thương mại điện tử sẽ thúc đẩy ngành hậu cần và kho bãi

Thương mại điện tử là một động lực lớn cho nhu cầu BĐS hậu cần. Việt Nam hiện là một trong những xu hướng thay đổi thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng ngày càng tập trung phục vụ người tiêu dùng. tTốc độ giao hàng đã luôn là một trong những yếu tố chính trong quyết định mua hàng. Với tình hình dịch bệnh bất ổn, ngày càng nhiều khách hàng chọn cách đi chợ online. Thúc đẩy nhu cầu kho trữ lạnh cho thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm khác.

Thị trường bất động sản sẽ hồi phục trong năm nay

 

So với các hoạt động hậu cần truyền thống. Thương mại điện tử sử dụng nhiều lao động hơn và đòi hỏi nhiều không gian kho bãi hơn gấp ba lần. Đó là một phần yếu tố thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu của các nhà đầu tư. Đối với BĐS công nghiệp trên toàn thế giới.

Doanh nghiệp vẫn giữ hướng đi ‘xanh’ và bền vững

Khi quỹ tài chính trở nên eo hẹp, các sáng kiến bảo vệ môi trường. Có lẽ là một trong những phần đầu tiên. Bị gạch bỏ trong kế hoạch phát triển của nhiều công ty. Nhưng bất chấp những thời điểm khó khăn phía trước. Các công ty và nhà đầu tư được kỳ vọng vẫn sẽ đưa ra những lựa chọn ‘xanh’.

Doanh nghiệp vẫn giữ hướng đi ‘xanh’ và bền vững

Trong lĩnh vực BĐS, các tài sản có xếp hạng ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) cao có thể đạt được mức ưu ái và chi phí thương mại tăng lên đến 33% so với các tòa nhà không có chứng nhận xanh tương đương. Ngoài ra, người Việt ngày càng yêu cầu gắt gao hơn về môi trường sống, các yếu tố không khí, sinh thái được đề cao. Vậy nên xu hướng này sẽ vẫn có chỗ đứng bền vững trong xu hướng phát triển tương lai của thị trường Việt Nam.

Nhà đầu tư hướng thị trường về ngành y tế và chăm sóc sức khỏe

Mỗi nước đi của các nhà đầu tư trong thời điểm. Kinh tế khó khăn luôn được theo dõi chặt chẽ. Vào năm 2021, sự quan tâm của nhà đầu tư ngày càng tăng. Đối với các lĩnh vực quan trọng trong cuộc khủng hoảng y tế. Tài sản hậu cần. Vốn đã là một trong những điểm nóng nhất trong những năm gần đây. Sẽ tiếp tục nhận được sự phân bổ vốn gia tăng trong bối cảnh bùng nổ mua sắm trực tuyến.

Các nhà đầu tư cả trong nước lẫn quốc tế đã nhắm đến mảng hậu cần. Sức khỏe và y tế nhưng động lực thúc đẩy ngành kho vận lạnh. Không chỉ có vậy mà còn là sản phẩm chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Nổi bật nhất chính là vắc xin Covid-19 và các loại vắc xin khác trong tương lai.

Nguồn: Batdongsan.com.vn