Những giải pháp chống nóng cho căn nhà của bạn

chống nóng cho nhà

Trong thiết kế kiến ​​trúc, hướng nhà vô cùng quan trọng. Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến Phong thủy, còn có một yếu tố khác quan trọng hơn. Khí hậu, hướng nắng, hướng gió, hướng mưa… tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngôi nhà và gia đình sinh sống trong đó. Vậy làm thế nào để chống nóng cho mái ấm thân yêu của mình?

Ngày nay, biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người. Nhiệt độ tăng cao khiến cuộc sống và sinh hoạt không thoải mái, năng suất và hiệu quả giảm sút. Đồng thời, hầu hết các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà phố vẫn sử dụng các vật liệu có tính hấp thụ nhiệt cao như ngói, tường gạch… gây nóng vào buổi trưa và bí vào ban đêm. Sau đây là những giải pháp chống nóng mà gia chủ có thể áp dụng ngay khi thiết kế nhà phố để giảm bớt một phần chi phí đầu tư quạt, điều hòa trong quá trình sử dụng sau này.

Lựa chọn sơn tường màu sáng

Có một nguyên tắc đó về màu mà ít ai biết: Đó chính là màu tối hấp thụ nhiệt; còn màu sáng thì phản xạ nhiệt. Sự hấp nhiệt nhanh và tỏa nhiệt chậm từ phía Tây; khiến không gian bên trong biệt thự vô cùng bí bách. Từ đó gây cảm giác khó chịu và ảnh hướng đến sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.  Vì vậy, đối với những diện tường hướng Tây; gia chủ nên chọn màu sáng cho sơn tường và đồ nội thất nhà biệt thự. Nhiệt độ sẽ giảm bớt bởi tác động trực tiếp của ánh nắng vào căn biệt thự đã thuyên giảm.

Hệ lam chống nóng cho biệt thự phố

Đối với những ngôi nhà lớn hướng Tây, đặc biệt là nhà cao tầng, tòa nhà hoặc biệt thự… Giải pháp thường được lựa chọn là sử dụng hệ lam chắn nắng. Có nhiều định nghĩa và tên gọi về lam chắn nắng. Tùy vào vùng miền mà lam chắn nắng lại được gọi với những cái tên khác nhau.

  • Tên tiếng Anh của lam chắn nắng là Sun Louver.
  • Tại Việt Nam, miền Bắc gọi nó với cái tên là lam/chớp chắn nắng. Với miền Nam thông thường lại là lam chắn nắng/che nắng,…

Trong ngành xây dựng, lam chắn nắng được coi là một vật liệu trang trí hoàn thiện. Nó được dùng để bao bọc, bảo vệ công trình, kiểm soát ánh nắng… Nhưng vẫn giữ các yếu tố có lợi từ môi trường như độ ẩm, ánh sáng, gió.

Cấu tạo của lam chắn nắng bao gồm vật liệu được xếp ngang, dọc, chéo hoặc ở dạng ô. Những thanh này kết với nhau bằng những mối nối và có khoảng cách đều đặn ở giữa. Có thể ở dạng bất động hoặc chuyển động được gắn trong một bộ khung xương. Lam chắn nắng có nhiều loại khác nhau tùy thuộc mục đích, kết cấu và bề mặt sử dụng.

Thiết kế mảng xanh ở bề mặt đón nắng 

Hãy sử dụng mảng xanh bao phủ ở diện tường phía Tây khi thiết kế kiến trúc nhà phố tân cổ điển. Điều này không những giúp ngôi nhà gần với thiên nhiên mà còn trở nên mát mẻ hơn rất nhiều. Đây là giải pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả theo cách tự nhiên.

Tăng diện tích che bóng mát bởi cây xanh bằng nhiều phương pháp như: làm giàn hoa; nuôi dây leo bám tường; trồng cây tán rộng để che chắn bớt lượng nắng chiếu vào nhà. Tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp này; bạn nên chú ý tới khâu chống thấm cũng như việc chăm sóc cây xanh.

Bố trí mặt bằng hợp lý

Những căn nhà hướng Tây nhận nguồn sáng chính từ bên trên hoặc phía sau. Chính vì vậy, không gian thông tầng hoặc một giếng trời ở giữa nhà là giải pháp chống nóng thường được áp dụng. Thông tầng và giếng trời nên được lắp đặt lớp che nắng có thể điều khiển; đóng mở dễ dàng khi mặt trời lên cao vào buổi trưa. Những không gian đằng sau mặt đứng chính; không nên bố trí các chức năng chính như phòng ngủ, phòng khách.

Thay vào đó, nơi này nên được tận dụng làm hành lang; cầu thang để có một lớp đệm cách nhiệt cho các không gian chính. Ngoài ra, không gian bố trí trong nhà nên tự do theo hướng mở; hạn chế phòng vách để ánh sáng được xuyên suốt ngôi nhà. Có thể xây nhà lệch tầng hoặc nhà có lửng để đảm bảo độ thông thoáng.

Một số trường hợp thiết kế nhà sử dụng tất cả diện tích đất để xây dựng; khiến cho ngôi nhà thêm nóng bức, đặc biệt là nhà hướng Tây. Bạn nên dành một phần diện tích cho những không gian xanh bên ngoài nhà ở. Đây cũng là cách rất hữu hiệu để đảm bảo nhiệt độ trong nhà cân bằng ở mức dễ chịu.

Thiết kế lớp mặt đứng cách nhiệt

Do mặt đứng chính của ngôi nhà là mặt bất lợi về mặt khí hậu; phải nhận lượng nhiệt lớn từ mặt trời nên các giải pháp mặt đứng cho nhà phố chắn nắng; thường được thiết kế sao cho ánh nắng không trực tiếp; chiếu vào nhà hoặc nhà không nhận hoàn toàn nguồn sáng.

Hai phương án thường sử dụng để chống nóng là hệ lam nhôm hoặc lam bê tông cốt thép; và gạch bông gió để chắn nắng cho ngôi nhà. Ưu điểm của hai phương pháp này dễ thi công và không tốn quá nhiều kinh phí của gia chủ.

Sử dụng vật liệu cách nhiệt

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu cách nhiệt, chống nóng hiệu quả như:

  • Sơn cách nhiệt chống nóng: trong loại sơn này có chứa các quả cầu thủy tinh rỗng nên sẽ ngăn ngừa việc truyền nhiệt.
  • Tấm xốp XPS: dùng để lót hay ốp tường, có công dụng cách âm, cách nhiệt tốt. Trên thị trường hiện nay, một tấm xốp XPS quy cách 1200 x 600 x 25mm có giá dao động từ 80.000-100.000 đồng/tấm.
  • Gạch ống 200mm xây tường hai lớp: bao gồm lớp tường trong và ngoài, mỗi lớp có độ dày chừng 100-110mm. Giữa hai lớp có một khoảng không tầm 100mm, giúp không khí lưu thông; làm chậm quá trình truyền nhiệt. Dù lớp tường bên ngoài bị nung nóng thì lớp tường trong sờ vào vẫn mát tay; giữ cho không gian bên trong nhà mát mẻ hơn. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể thay thế gạch ống bằng gạch đinh để nâng cao khả năng cách nhiệt.

Các vật liệu khác

Nhựa uPVC: với ưu điểm nổi trội về cách âm, cách nhiệt; vật liệu này được sử dụng thay thế cửa sổ, cửa đi, vách ngăn bằng gỗ; nhôm tại các khu vực trực tiếp hứng sáng trong nhà, giảm thiểu bức xạ nhiệt từ bên ngoài.

Bông thủy tinh cách nhiệt: được làm từ sợi thủy tinh tổng hợp chế xuất từ đá, xỉ, đất sét, loại vật liệu này có tính năng cách nhiệt, cách âm, cách điện cao, không cháy, mềm mại và có tính đàn hồi tốt.

Trồng cây xanh

Nếu ngôi nhà đã được xây xong, phương án chống nóng cuối cùng bạn có thể áp dụng chính là trồng thật nhiều cây xanh. Cây xanh cũng giống như một chiếc điều hòa tự nhiên, có tác dụng điều hòa không khí, giúp không gian trở nên tươi mát, trong lành, dịu mắt hơn.

Sự xuất hiện của cây xanh sẽ tạo nên bóng râm và làm cản nguồn nhiệt thâm nhập vào nhà. Tuy nhiên, điểm hạn chế của giải pháp này là không phải không gian nào cũng áp dụng được. Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp như nhà phố thì rất khó để trồng được cây lấy bóng mát. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể treo vài chậu hoa ở hành lang, ban công, trên lan can kính hoặc trồng dây leo, làm giàn hoa che mát khu vực sân thượng.

ra, bạn cũng có thể thiết kế tiểu cảnh nước, non bộ hay suối giả để hơi nước bốc lên làm mát cho không gian. Giải pháp này vừa giúp chống nóng, vừa gia tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nguồn: Batdongsan.com.vn